Dự án đầu tư đã được ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) hỗ trợ nghiên cứu hoàn chỉnh trong năm 2006 và đã được UBND Thành phố phê duyệt. JBIC đã chấp thuận cho vay vốn ODA để đầu tư bằng Hiệp định vay vốn số VNXIV-III ký kết với chính phủ Việt Nam ngày 30 tháng 3 năm 2007. Dự án có tổng chiều dài 19,7km, trong đó có 2,6km đi ngầm và 17,1km trên cao.
- Đoạn đi ngầm: Bắt đầu từ Ga số 1 (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành) đi ngầm dưới đường Lê Lợi gồm 2 tuyến đường hầm đơn chạy song song, từ ngã tư Lê Lợi – Pasteur chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát thành phố, qua trụ sở Công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua FAFILM đến khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển từ đi ngầm sang đi trên cao. Đoạn này có 3 ga ngầm.
- Đoạn đi cao: Tuyến vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội (xa lộ Hà Nội sẽ được giải tỏa theo đúng lộ giới quy hoạch). Đến khoảng Km 18+535 tuyến vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào Ga số 14 (ga Bến xe Suối Tiên – Km 18+905), sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào Depot Long Bình, đoạn này có 11 ga trên cao.
Tổng mức đầu tư của Dự án đến tháng 8/2012 vào khoảng 2,4 tỷ USD.
Trong đó Công ty cung cấp dịch vụ sau đây: